Tại Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

1. Xác định Mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

3. Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Dự kiến kinh phí thực hiện.

Như vậy, việc lập kế hoạch tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động như quy định trên.

Việc triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động sau đây:

a) Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;

b) Kiểm tra thực tế nơi làm việc;

c) Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;

d) Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản Điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

Như vậy, việc triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động như sau:

– Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động sau đây:

+ Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;

+ Kiểm tra thực tế nơi làm việc;

+ Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;

+ Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản Điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

– Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

Bài viết liên quan