Trong quá trình làm việc, người lao động luôn phải chịu tác động của điều kiện lao động tiềm ẩn những rủi ro có thể gây ra tai nạn lao động, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, mỗi người lao động nên tự bảo vệ mình tại nơi làm việc.
Người lao động cần làm gì để tự bảo vệ mình tại nơi làm việc? (Ảnh minh họa)
Để chính sách trở thành hành động, pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động để tự bảo vệ mình tại nơi làm việc tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể người lao động phải:
1 – Chấp hành nghiêm quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
3 – Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao;
4 – Tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
5 – Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
6 – Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
7 – Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mỗi hành động, mỗi việc làm của người lao động tại nơi làm việc dù nhỏ nhưng chính là đang tự bảo vệ bản thân mình và góp phần bảo đảm an toàn cho những người xung quanh cũng như tài sản cho người sử dụng lao động.