Ngày 6/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương tổ chức cuộc họp, thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022. Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp còn có lãnh đạo Cục An toàn Lao động (Bộ LĐTBXH) cùng đại biểu một số Bộ, ngành liên quan.

Với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được tổ chức từ ngày 1/5 đến ngày 31/5 ở tất cả các cấp công đoàn trên cả nước. Đến nay, đã có 8 Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty và hơn 40 địa phương đã xây dựng kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022.Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ kết hợp với Tháng công nhân tại Trung ương sẽ được tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) vào ngày 28/4/2022. Đây cũng là cũng là Ngày Thế giới vì an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.Trong ngày diễn ra Lễ phát động, sẽ có các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trong Tháng phát động ATVSLĐ sẽ có các hoạt động tập huấn, hội thi, hội thảo, tuyên truyền, hội nghị chuyên đề, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; xây dựng thông điệp, cảnh báo và phóng sự phát thanh, truyền hình, video hướng dẫn các kỹ năng làm việc an toàn, tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và phát hành miễn phí tới các doanh nghiệp, người lao động; tổ chức đối thoại hội đồng quốc gia về ATVSLĐ; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá, vật liệu xây dựng tai một số tỉnh, thành phố và các dự án xây dựng nhiệt điện, thủy điện…IMG-6564.jpgThứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh tầm quan trọng của Tháng hành động về ATVSLĐ Phát biểu tại cuộc họp Thứ trưởng Lê Văn Thanh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương, nhấn mạnh: Việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ đã và đang được các cấp Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm thực hiện, nhưng cần phải tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn để cải thiện các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục tăng cường hoàn thiện các chính sách, chế độ về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Hiện Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là nguồn tài chính để hỗ trợ cho những người bị tai nạn lao động và thân nhân của họ. Tuy nhiên, hiện nay quy định của Luật ATVSLĐ thì có một số điều kiện mức hỗ trợ còn ở mức độ cho nên tới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi Luật ATVSLĐ theo hướng nâng mức hỗ trợ người bị tai nạn lao động và thân nhân của họ cao hơn.IMG-6503.jpgPhó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại cuộc họpThông tin về kết quả công tác ATVSLĐ năm 2021, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết: Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 nhưng với những nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể người lao động, công tác ATVSLĐ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2020, tình hình tai nạn lao động năm 2021 giảm ở tất cả các chỉ số, cả trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động nặng. Bên cạnh đó, điều kiện lao động cũng được cải thiện đáng kể; phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ phát triển mạnh.IMG-6452.jpgCục trưởng Hà Tất Thắng thông tin về Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 Cụ thể, tai nạn lao động chết người giảm 18,5% số vụ (749 vụ, giảm 170 vụ), giảm 19,63% số người chết (786 người, giảm 180 người); giảm 21,71% số người bị tai nạn lao động nặng (1.485 người, giảm 412 người). Số vụ tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động có người chết giảm 39,7% (175 vụ, giảm 115 vụ), số người chết giảm 39,67% (184 người, giảm 121 người), số người bị thương nặng giảm 7,5% (259 người, giảm 21 người).Trong tổng số mẫu quan trắc môi trường là 500.674 mẫu, có 27.843 mẫu không đạt quy chuẩn vệ sinh lao động, chiếm 5,56%,  giảm 0,25% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, cả nước có 16.998 công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua về ATVSLĐ, tăng  112% so với năm 2020.IMG-6473_1.jpgĐại diện Bộ Quốc phòng trao đổi tại cuộc họpQuỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đã giải quyết  mới cho 8.648 trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổng chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ dưỡng sức, giám định thương tật, phòng ngừa rủi ro, mua bảo hiểm y tế trong năm trên 1.005 tỷ đồng, tăng 234 tỷ đồng so với năm 2020 (771 tỷ đồng).Các hoạt động hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động như giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về 0% theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 triển khai một cách có hiệu quả theo tinh thần cải cách hành chính.IMG-6482.jpgĐại diện Bộ Công an trao đổi về công tác phối hợp tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022Các hoạt động thông tin, tuyên truyền ATVSLĐ được đẩy mạnh, số lượt người được huấn luyện ATVSLĐ khoảng trên 2 triệu người và trên 3.5 triệu thiết bị được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động…Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ vẫn còn một số tồn tại như: số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Năm qua, toàn quốc đã xảy ra hơn 6.500 vụ tai nạn lao động, làm hơn 6.600 người bị nạn, hơn 780 người chết, tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 4 nghìn tỷ đồng và hơn 116 nghìn ngày công. Số lượng người được giám định bệnh nghề nghiệp còn quá ít.IMG-6618.jpgBà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động thông tin tới các cơ quan báo chí về Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022 Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang gặp những khó khăn do dịch bệnh, việc khôi phục, mở cửa bình thường lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, những thách thức và nguy cơ trong công tác ATVSLĐ sẽ gia tăng hiện hữu. Do đó, đòi hỏi các cấp chính quyền cần thực sự quan tâm thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ tại địa phương, đặc biệt chính quyền cấp cơ sở trong bố trí nguồn lực về nhân sự, tài chính cho triển khai công tác ATVSLĐ đối với khu vực không có quan hệ lao động. Người sử dụng lao động cần chú ý thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động, quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro. Người lao động cần tích cực tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc trong doanh nghiệp, hộ gia đình. Các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cần tiếp tục được rà soát, cải thiện, đặc biệt để tăng tỷ lệ số người được giám định bệnh nghề nghiệp.

“Cách thức tổ chức đều mang đến thông điệp, cảnh báo về việc giảm tải tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; luôn luôn hướng về người lao động theo hướng liên kết, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh nhưng vẫn không quên nhiệm vụ thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch. Năm nay, việc tổ chức Tháng ATVSLĐ và Tháng công nhân nhưng trong bối cảnh là hướng tới phục hồi kinh tế và chăm sóc sức khỏe, chế độ chính sách cho người lao động. Đây là nét mới của năm nay” – Cục trưởng Hà Tất Thắng thông tin.Cùng ngày, Cục An toàn Lao động đã tổ chức cuộc họp thông tin tới các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố Hà Nội về Tháng ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022.

Bài viết liên quan